Th 5, 15/09/2022 | 16:15 CH
Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức lễ khai giảng Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng hành nghề về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực pháp luật nói riêng, nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ như kinh doanh, đầu tư nói chung, vào lúc 18h00 ngày 08/09/2022, Trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức lễ khai giảng Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022 tại phòng họp A.905, cơ sở Nguyễn Tất Thành.
Buổi lễ khai giảng có sự hiện của TS. Lê Trường Sơn –Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Lê Thị Nam Giang – Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ Trường Đại học Luật TP.HCM. Về phía đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ có sự góp mặt của TS. Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; TS Nguyễn Thị Hoàng Hạnh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn (Cục SHTT) cùng toàn thể học viên của Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm nay.
Toàn cảnh buổi lễ khai giảng Khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ tại phòng họp A.905 Trường Đại học Luật TP.HCM
Phát biểu khai mạc buổi lễ, TS. Lê Trường Sơn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hiện nay. Khóa học được xem là một cơ hội tốt để học viên có thể tiếp cận với kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ từ đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, thay mặt cho nhà trường, TS. Lê Trường Sơn khẳng định, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất để học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức và nguồn tài liệu học tập.
TS. Lê Trường Sơn phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hiện nay
Đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ TS. Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục SHTT kỳ vọng, mỗi học viên tham gia Khóa học sẽ phát huy tối đa nhiệt huyết và tinh thần học hỏi của bản thân để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời, TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn (Cục SHTT) - đã phát biểu về những thuận lợi của Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022. Khóa học được tổ chức trong bối cảnh Luật Sở hữu trí tuệ vừa có nhiều sửa đổi và bổ sung. Bên cạnh đó, Nhà trường tạo cơ hội cho các học viên tham gia học tập trực tiếp tại trường sau đại dịch Covid-19, góp phần giúp các học viên dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức.
TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh trình bày những thuận lợi trong quá trình tổ chức Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022
PGS.TS. Lê Thị Nam Giang chia sẻ thêm, Khóa học đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022 chứa rất nhiều tâm huyết từ các giảng viên trực tiếp tham gia đào tạo và được tổ chức một cách khoa học, nghiêm túc. Chương trình học luôn có sự thay đổi và bổ sung hàng năm để phù hợp với thực tiễn, cập nhật các kiến thức mới nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Học viên tham gia khóa học sẽ có cơ hội tiếp cận kiến thức ở cả hai phương diện lý luận và thực tế. Mặc dù là khóa đào tạo ngắn hạn nhưng mỗi học viên cần có sự chú tâm và đầu tư trong quá trình học tập để đạt được những giá trị thiết thực nhằm ứng dụng công việc trong tương lai.
PGS.TS. Lê Thị Nam Giang phát biểu ý kiến về Khóa học trên cương vị là giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy
Anh Nguyễn Đức Duy - đại diện học viên của Khóa học - bày tỏ niềm vinh dự khi tham gia Khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ và gửi lời cảm ơn đến đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy nói riêng, Ban lãnh đạo Trường Đại học Luật TP.HCM nói chung. Đồng thời, anh hy vọng Nhà trường và các giảng viên sẽ tạo điều kiện trong quá trình học tập để các học viên có thể có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Sau hơn 01 giờ đồng hồ, buổi khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Thay mặt Ban tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu pháp luật về sở hữu trí tuệ, PGS.TS Lê Thị Nam Giang gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ đã thường xuyên tổ chức khóa đào tạo này, Ban giám hiệu Trường Đại học Luật TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để chương trình đào tạo được diễn ra trọn vẹn.
Nội dung: Thùy Linh
Hình ảnh: Khánh Linh
Ban Truyền thông Ulaw
Tin mới nhất
- Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN
- Công đoàn Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Hội nghị công tác Công đoàn năm 2024 do Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Sơn Tây” cho sản phẩm gà mía
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm quả dừa sáp
- Thông báo tổ chức lớp tập huấn “Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm”
Các tin khác
- Sở hữu trí tuệ đối với doanh nhân và các nhà đổi mới, sáng tạo nữ
- Hội thảo Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
- Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Tuần lễ Sở hữu trí tuệ Singapore 2022
- Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp và làm việc với Phó Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
- Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới Hasan Kleib thăm và làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ