Th 3, 26/01/2021 | 10:46 SA
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản
Cập nhật về Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Việt Nam đến 2020
Xét về bảng xếp hạng toàn cầu, kết quả của Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục nổi bật hơn so với các nước đang phát triển.
Nhà kinh tế học Bill Nordhaus từng gọi chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những “phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ XX”. Thật khó có thể tưởng tượng rằng, Tổng thống Mỹ Hoover và sau đó là Tổng thống Roosevelt đã từng sử dụng các biện pháp sơ sài như “khả năng chịu tải của ô tô chở hàng” và “chỉ số giá cổ phiếu” để xây dựng các chính sách nhằm chống lại cuộc Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1932–1933. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã giao cho nhà kinh tế học Simon Kuznets (người mà sau này được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1971) phát triển một bộ “tài khoản quốc gia”, mà về sau trở thành tiền đề cho khái niệm hiện đại về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo như hai tác giả Qiu Mingda and Maria Krol Sinclair (Báo cáo: Onward & Upward: An Update on China and the Global Innovation Index) thì khả năng đo lường năng lực “đổi mới sáng tạo quốc gia” trên thế giới hiện này cũng tương tự như lúc mà các nhà kinh tế học đặt câu hỏi về GDP trong những năm 1940. Ngay cả những chỉ số đổi mới sáng tạo toàn diện xuyên quốc gia có uy tín nhất vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Với dữ liệu hạn chế như vậy, việc đánh giá xu hướng qua từng năm là rất quan trọng. Điều quan trọng là phải theo dõi sự tiến bộ của từng quốc gia càng sát thời gian thực càng tốt.
Trong bài báo cáo Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ (xuất bản vào tháng 4 năm 2020 trên cổng thông tin http://ipvietnam.gov.vn/), chúng tôi đã so sánh 8 chỉ số GII liên quan đến sở hữu trí tuệ để đánh giá Thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của WIPO trong những năm gần đây so với các quốc gia ASEAN.
Báo cáo GII năm 2020 đã được công bố vì vậy chúng tôi có thể cập nhật các xu hướng kể từ báo cáo năm 2019. Dữ liệu cho thấy nỗ lực của Việt Nam nhằm bắt kịp các nước trên thế giới đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
GII chia năng lực đổi mới sáng tạo của một quốc gia thành nhóm các chỉ số “đầu vào” (vốn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, thể chế, thị trường và sự tinh vi trong kinh doanh…) và nhóm các chỉ số “đầu ra” (đầu ra sáng tạo, đầu ra kiến thức và công nghệ…).
Như Bảng 1 cho thấy, trong số các chỉ số liên quan đến sở hữu trí tuệ được sử dụng để tính GII của một quốc gia mỗi năm, xếp hạng GII năm 2020 của Việt Nam đã tăng lên ở mọi danh mục, ngoại trừ hai chỉ số: Số lượng họ sáng chế được nộp vào hai cơ quan và Đơn đăng ký sáng chế theo nước xuất xứ.
Bảng 1: Điểm số và thứ hạng các chỉ số liên quan đến sở hữu trí tuệ của Việt Nam
* N/A: không có dữ liệu
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (WIPO) 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
Hơn nữa, mức tăng tuyệt đối của Việt Nam trong năm 2019 và 2020 là đáng chú ý khi so sánh với mức tăng tương đối giữa Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Ví dụ: Thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của WIPO trong những năm gần đây so với các quốc gia ASEAN đã duy trì vị trí thứ 3 trong 2 năm liên tiếp.
Bảng 2: Thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của WIPO trong những năm gần đây so với các quốc gia ASEAN
* N/A: không có dữ liệu
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (WIPO) 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
Xét về bảng xếp hạng toàn cầu, kết quả của Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục nổi bật hơn so với các nước đang phát triển.
Biểu đồ bong bóng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa mức thu nhập (GDP bình quân đầu người) và sự đổi mới hiệu suất (điểm GII). Đường xu hướng cho biết hiệu suất đổi mới dự kiến mức thu nhập. Các nền kinh tế xuất hiện trên đường xu hướng đang hoạt động tốt hơn dự kiến và những quốc gia bên dưới đang hoạt động dưới mức mong đợi.
So với GDP, hiệu quả hoạt động của Việt Nam trên cả mong đợi về mức độ phát triển.
Nhìn chung, Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất về mức độ phức tạp của Thị trường và hiện còn thấp ở các chỉ số Thế chế.
Tài liệu tham khảo:
1. Global Innovation Index 2020 (WIPO)
2. Onward & Upward: An Update on China and the Global Innovation Index (By Qiu Mingda and Maria Krol Sinclair).
Nguyễn Hải Phong
Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp
Tin mới nhất
- Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 3 Vành đai và Con đường về Sở hữu trí tuệ và các sự kiện liên quan
- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tham dự Đại hội đồng WIPO 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 AWGIPC và các sự kiện bên lề diễn ra từ ngày 22-26/4/2024 tại Đà Nẵng và Huế
- Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) - Nền tảng quan trọng thúc đẩy nghiên cứu hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
- Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững: Vai trò của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Các tin khác
- Thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2021 của WIPO hướng đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Năm chủ tịch ASEAN 2020: Những dấu ấn của Việt Nam trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ
- Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay
- Gia nhập Thỏa ước La Hay: Điều tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá
- Hội thảo trực tuyến dành cho các thẩm định viên sáng chế trong lĩnh vực dược