Th 4, 18/11/2015 | 11:23 SA
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản
Khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”
Ngày 11/11/2015 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với AFD tổ chức Hội thảo Khởi động dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”...
Ngày 11/11/2015 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức Hội thảo Khởi động dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo dự án, ông Bruno Vindel - Đại diện Cơ quan Phát triển Pháp cùng đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan khác.
Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” sử dụng Quỹ tăng cường năng lực thương mại (FRCC) do Chính phủ Pháp tài trợ thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Cơ quan Kinh tế (Đại sứ quán Pháp) có mục tiêu cải thiện hệ thống đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý thông qua xây dựng một cách tiếp cận mới, cả về phương pháp luận đến các vấn đề chính sách và thực tiễn trên cơ sở bài học kinh nghiệm của châu Âu, đặc biệt là Pháp, tiến gần đến sự hội nhập trong đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung của dự án được xây dựng bao gồm 4 hợp phần: xây dựng một cơ chế hợp tác liên bộ về chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho hiệp hội các nhà sản xuất trong tiếp cận thị trường cho 02 sản phẩm chỉ dẫn địa lý thí điểm là hạt điều Bình Phước và hạt tiêu Quảng Trị, trợ giúp các hiệp hội chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong việc thương mại hóa sản phẩm và hợp phần cuối cùng là tổng kết, phổ biến các kinh nghiệm của Dự án.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho rằng Pháp là một nước rất thành công trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý để thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại, nâng cao giá trị cho nông sản. Pháp cũng là nước đã hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng hồ sơ để bảo hộ những chỉ dẫn địa lý đầu tiên. Chính vì vậy, dự án này thể hiện sự hợp tác hiệu quả và bền vững giữa hai nước về lĩnh vực phát triển chỉ dẫn địa lý, thể hiện mong muốn của hai Chính phủ Pháp và Việt Nam trong việc quyết tâm đưa chỉ dẫn địa lý trở thành một công cụ nền tảng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chuẩn bị được ký kết, kết quả của dự án sẽ góp phần hoàn thiện khung thể chế, nâng cao vai trò của chỉ dẫn địa lý trên thị trường, đóng góp vào sự hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước EU, trong đó có Pháp.
Về phía Cơ quan Phát triển Pháp, Ông Bruno Vindel khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của Dự án, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc phát triển hệ thống chỉ dẫn địa lý dựa trên hai trụ cột chính là phát triển kinh tế năng động của địa phương và khuôn khổ pháp lý ở cấp quốc gia.
Tại buổi lễ khởi động dự án, đại diện của hai tỉnh Bình Phước và Quảng Trị cũng bày tỏ sự vui mừng khi hai sản phẩm chỉ dẫn địa lý thí điểm sẽ được triển khai ở địa phương và cam kết sẽ tập trung nguồn lực để phối hợp thực hiện dự án.
Ban Quản lý dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”
Tin mới nhất
- Hội thảo “Bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử”
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và Cục Sở hữu trí tuệ triển khai Chương trình đào tạo và tư vấn quản trị sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo quốc tế về Sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo
- Lễ Bế giảng Khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2023-2024
- Sinh hoạt chuyên đề Liên Chi bộ với chủ đề “Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ”
Các tin khác
- Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Vân Đồn” cho sản phẩm sá sùng
- Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Lào
- Cán bộ Cục sở hữu trí tuệ chung tay bảo vệ môi trường cảnh quan cơ quan
- Hội thảo về chiến lược sở hữu trí tuệ trong hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu
- Hội thảo về vai trò của ngành công nghiệp thâm dụng sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế quốc gia