Th 7, 25/04/2015 | 10:04 SA
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản




Tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy nghiên cứu-triển khai và sản xuất- kinh doanh
Ngày 15/04/2015, diễn ra Tọa đàm “Tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu – triển khai và sản xuất – kinh doanh”...
Trong khuôn khổ Tháng hành động “Sở hữu trí tuệ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp”, ngày 15/04/2015, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Tọa đàm “Tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu – triển khai và sản xuất – kinh doanh”.
Tham dự tọa đàm có ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí minh, các đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các nhà sáng chế.
Mở đầu buổi tọa đàm, ông Bùi Xuân Hải bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự tọa đàm tích cực thảo luận để có thể tìm ra được những giải pháp khả thi để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Ngọc Lâm trong bài phát biểu của mình đã nêu bật vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy nghiên cứu triển khai và sản xuất - kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong việc sử dụng công cụ hữu ích này.
Các báo cáo của TS. Trần Lê Hồng – Trưởng phòng Thông tin, Cục SHTT, PGS.TS. Trần Doãn Sơn – giảng viên Trường đại học Bách khoa TP. HCM, ông Nguyễn Long Uy Bảo – Chủ tịch HĐQT Công ty KHCN và đầu tư Nguyễn Minh, TS. Lê Thị Nam Giang – giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM, dù ở những góc nhìn khác nhau nhưng đều tập trung vào việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu – triển khai và sản xuất – kinh doanh.
Trong phần thảo luận, nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi, đóng góp quý báu mang tính thực tiễn cao của các nhà sáng chế, các đại biểu đến từ các doanh nghiệp và trường đại học. Đại biểu từ Cục Sở hữu trí tuệ cũng chia sẻ một số thông tin về cách viết đơn đăng ký, về bản mô tả sáng chế, về cách nâng cao chất lượng đơn sáng chế và một số khó khăn, vướng mắc chủ quan và khách quan của Cục. Tọa đàm này có ý nghĩa lớn vì sự gặp gỡ, chia sẻ giữa 3 nhà: nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý là rất cần thiết, trước thực tiễn số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam là tương đối ít so với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như việc khai thác các sáng chế còn hạn chế.
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo
Tin mới nhất
- Nghiên cứu, học tập và quán triệt nội dung cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ III dành cho sinh viên các Trường Đại học khu vực miền Trung – Tây Nguyên
- Lễ Ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
- Lớp tập huấn bảo hộ sáng chế và hướng dẫn sử dụng phần mềm viết bản mô tả sáng chế cho thành viên Mạng lưới TISC
- Lễ Bế giảng Khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2022-2023
Các tin khác
- Lễ ký kết về thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”
- Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng hành động "Sở hữu trí tuệ góp phần gia tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp"
- Cục SHTT tổ chức Hội thảo về “Tăng cường hệ sinh thái SHTT thông qua khai thác nhãn hiệu”
- Thư viện số về Bằng sáng chế của Việt Nam