Th 6, 04/03/2022 | 15:26 CH
Công tác thông tin sở hữu công nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2021
Công tác thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN)
Công tác thông tin SHCN tiếp tục được đảm bảo thông qua việc quản lý, phát triển và bảo đảm nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động chuyên môn và đáp ứng nhu cầu tra cứu của xã hội. Cụ thể, Cục đã hoàn thành phát hành 12 số Công báo SHCN và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử; hoàn thành cập nhật các Bản mô tả toàn văn của Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích lên hệ thống quản trị đơn (WIPO IPAS) và cập nhật lên cơ sở dữ liệu tra cứu sáng chế WIPOPUBLISH; Cục đã hoàn thành mua các tài khoản tra cứu chuyên ngành (ORBIT) để phục vụ công tác thẩm định và tra cứu đơn sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
Cục cũng đã công bố đầy đủ số liệu thống kê đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ SHCN của các địa phương trên Cổng Thông tin điện tử của Cục; hoàn thành việc cung cấp số liệu thống kê về SHTT năm 2020 cho WIPO để phục vụ tính toán Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam.
Triển khai hoạt động của Mạng lưới TISC/IP-HUB (Mạng lưới các trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp theo Dự án Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo của WIPO), Cục đã tổ chức 05 lớp tập huấn về tra cứu thông tin và viết bản mô tả sáng chế cho các tổ chức thành viên, bao gồm Trường ĐH Dược Hà Nội, Trường ĐH Phenikka, Tập đoàn Viettel, Công ty BK-Holdings (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội).
Bên cạnh đó, Cục đang phối hợp với WIPO triển khai Chương trình Cố vấn từ xa về thương mại hóa công nghệ cho một số thành viên của Mạng lưới (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam, Trường Đại học Duy Tân).
Hoạt động phổ biến và hướng dẫn sử dụng thông tin SHCN được duy trì nhằm phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo đó, Cục đã tổ chức 07 lớp hướng dẫn tra cứu thông tin SHCN cho các đối tượng có nhu cầu, trong đó có lớp dành cho cán bộ của các Sở KH&CN và 06 khóa hướng dẫn cho gần 500 sinh viên năm cuối về tra cứu thông tin SHCN; hoàn thành xuất bản Báo cáo thường niên năm 2020 của Cục; đăng tải 505 tin bài, thông báo trên Cổng Thông tin điện tử của Cục (440 tin/bài tiếng Việt; 65 tin, bài tiếng Anh) và gửi 305 tin bài để đăng lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN.
Cục đã ban hành Quy chế Công bố thông tin sở hữu công nghiệp, thay thế Quy chế số 231/TTTL ngày 09/5/1997.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
Về cơ bản, hệ thống máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, hệ thống IPAS, các hệ thống tra cứu, thư viện điện tử, email, trang web của Cục, v.v được duy trì để phục vụ cho công tác chuyên môn của Cục.
Năm 2021, trong giai đoạn nghỉ giãn cách do dịch Covid-19, Cục đã triển khai các giải pháp làm việc từ xa hiệu quả, cơ bản đảm bảo năng lực xử lý đơn SHCN, đồng thời đưa vào vận hành hệ thống truyền hình trực tuyến, phần mềm quản lý văn bản điện tử.
Cục cũng đã hoàn thành Dự án số hóa tài liệu SHCN do WIPO tài trợ; đẩy nhanh triển khai các dự án Hiện đại hóa hệ thống CNTT, mua sắm trang thiết bị và các thiết bị tường lửa, giúp tăng cường an toàn, ổn định mạng và triển khai chế độ làm việc từ xa; triển khai phần mềm tra cứu nhãn hiệu cho WIPO IPAS, Dự kiến đưa vào sử dụng sử dụng trong năm 2022; bố trí lại hệ thống hạ tầng dây mạng của phòng máy chủ và các tủ mạng tại các tòa nhà Cục; thuê “Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến và máy chủ ảo”; thuê máy chủ vật lý áp dụng thử nghiệm WIPO IPAS nhãn hiệu, v.v..
Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp
Tin mới nhất
- Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
- Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững: Vai trò của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
- Tăng 2 bậc, Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương
- Trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Các tin khác
- Giới thiệu về ấn phẩm chung của WTO và WIPO “Chính sách cạnh tranh và Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay”
- Bản dịch tiếng Việt của gần 53.000 thuật ngữ ngoài Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ thuộc Công cụ MGS
- Báo cáo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam”
- Ý tưởng đột phá - Sổ tay Hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho các công ty khởi nghiệp (startup)
- Những bước đi đầu tiên trên chặng đường tự động hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ