Th 3, 26/04/2022 | 15:00 CH

Xem với cỡ chữ Đọc bài viết Tương phản

Chương trình kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)

Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Với chủ đề “IP and Youth innovating for a Better Future” - “Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”, ngày 24/4/2022, Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ Nhân văn - IPUSH trực thuộc Đoàn Thanh niên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công chương trình kỷ niệm chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 với sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên trong trường.

Tham dự chương trình có PGS.TS. Trần Văn Hải, Trưởng bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TS. Lê Tùng Sơn, Giảng viên bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và ThS. Hoàng Lan Phương, Giảng viên bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Mở đầu chương trình, Câu lạc bộ IPUSH đã giới thiệu các thông tin quan trọng về Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và ý nghĩa quan trọng của quyền Sở hữu trí tuệ đối với các bạn trẻ.

Phần tiếp theo, các bạn sinh viên đã tham gia thảo luận về chủ đề năm 2022 “Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Chương trình đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ với nhiều góc nhìn mới mẻ, sáng tạo từ các bạn sinh viên. Qua các nội dung chia sẻ về nghiên cứu khoa học sinh viên, chương trình đã mang đến những thông tin hữu ích về sở hữu trí tuệ để các bạn trẻ có thể nghiên cứu, đổi mới và phát triển xã hội bền vững. 

CLB Sở hữu trí tuệ Nhân văn - IPUSH tự hào là đơn vị đi đầu về Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, là cầu nối giữa các bạn sinh viên - thế hệ trẻ đến với tương lai bền vững thông qua các kiến thức về sở hữu trí tuệ. 

 

Một số hình ảnh về chương trình: 

 

 
 
Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ Nhân văn